Phân loài Tê_giác_trắng

Có hai phân loài tê giác trắng:Tê giác trắng phương Nam: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, ước tính có 17.460 tê giác trắng phương Nam sống trong tự nhiên (IUCN 2008), làm cho chúng thành phân loài tê giác phổ biến nhất trên thế giới. Nam Phi là thành trì cho loài này (93.0%), bảo tồn 16.255 cá nhân trong tự nhiên vào năm 2007 (IUCN 2008). Có quần thể nhỏ hơn trong môi trường sống lịch sử của loài này ở Namibia, Botswana, ZimbabweSwaziland, và một nhóm nhỏ tồn tại ở Mozambique. Các quần thể nhỏ cũng có tồn tại bên ngoài phạm vi sống trước đây của loài tại Kenya, UgandaZambia.

Tê giác trắng phương Bắc (Ceratotherium simum cottoni) được xem là loài có nguy cơ hoặc bị tuyệt chủng trong hoang dã, trước đây tìm thấy ở một số quốc gia Đông Phi và Trung Phi phía nam sa mạc Sahara, phân loài này là một loài động vật sống ở đồng cỏ và rừng hoang mạc. Trên thế giới, hiện nay chỉ còn tồn tại có 3 cá thể được ghi nhận, mà đã được trả lại cho khu vực bảo tồn ở Kenya. Trong thời gian gần trước đó, số lượng Tê giác trắng phương Bắc trong tự nhiên chỉ có trong Vườn quốc gia GarambaCộng hòa Dân chủ Congo (trước đây là Zaire) và có bước đầu phục hồi từ mức thấp trong những năm 1970 đến khoảng 40 cá thể. Tuy nhiên, sau khi cuộc nội chiến và các cuộc tấn công của lực lượng bán quân sự từ Sudan làm số lượng giảm dần và theo tường thuật báo chí từ năm 2008 bị xóa sổ trong tự nhiên..[2]

Ban đầu, sáu con tê giác trắng miền Bắc còn sống trong Vườn thú Dvur KrálovéCộng hòa Czech. Trong sáu con đó, bốn con còn khả năng sinh sản đã được vận chuyển đến Khu bảo tồn Ol Pejeta Conservancy tại Kenya, châu Phi,[3] môi trường sống lịch sử của chúng với hy vọng chúng sẽ phát triển. Trong năm 2015, chính phủ Kenya đặt con đực còn lại của loài tại Ol Pejeta dưới bảo vệ vũ trang liên tục 24 giờ để ngừa trộm. Một trong hai cá thể còn lại ở Cộng hòa Czech đã chết vào cuối tháng năm 2011.[4] Cả hai con đực cuối cùng có khả năng giao phối tự nhiên qua đời vào năm 2014 (một ở Kenya vào ngày 18 tháng 10 và một ở Công viên động vật hoang dã San Diego, vào ngày 15 tháng 12).[5]

Như vậy, chỉ còn ba con tê giác trắng phương Bắc trên toàn thế giới, tất cả đã quá già và không còn khả năng sinh sản, và được coi là động vật có vú lớn hiếm nhất trên thế giới và IUCN công bố kể từ những năm đầu 2010 trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa tuyệt chủng.[6] Những nghiên cứu gần đây cho thấy là loài tê giác trắng phương Bắc có lẽ là một loài riêng biệt, chứ không phải là một phân loài của tê giác trắng như những gì được biết trước, trong trường hợp đó, tên khoa học chính xác cho loài cũ là cottoni Ceratotherium.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tê_giác_trắng http://www.smh.com.au/world/death-of-rare-northern... http://www.ceskapozice.cz/en/news/society/white-rh... http://magazin.spiegel.de/EpubDelivery/spiegel/pdf... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://adsabs.harvard.edu/abs/2010PLoSO...5.9703G http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb166657906 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb166657906 http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85146506 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2850923 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20383328